donderdag 4 april 2013

Chùm ảnh: HT Thích Quảng Đức tự thiêu do PV Malcome Browne ghi lại

Hải Đạt Trong ba biến cố cao điểm của phong trào tranh đấu Phật Giáo năm 1963—cái chết của tám Phật tử đêm 8/5/1963 tại đài phát thanh Huế, cuộc tự thiêu của HT. Quảng Đức ngày 11/6/1963 tại Sài Gòn và chiến dịch “nước lũ” tổng tấn công chùa chiền toàn quốc đêm 20 rạng ngày 21/ 8/1963—là ba biến cố lịch sử quan trọng của phong trào Phật Giáo tranh đấu.
Dưới đây là một số ảnh do phóng viên Malcome Browne, trưởng văn phòng đại diện AP tại Việt Nam chụp diễn tiến cuộc tự thiêu lịch sử của Hòa Thượng Thích Quảng Đức vào 10 giờ sáng ngày Chủ Nhật 11 tháng 6 năm 1963. Cùng có mặt tại hiện trường với Browne là David Halberstam lúc đó là phóng viên trẻ của báo The New York Times. Halberstam cùng nhận giải thưởng Pulitzer năm 1964 với Browne nhờ bài báo nói về sự kiện này.
malcolm-browne_01.jpg
Chư tăng ni làm lễ tại chùa Phật Bửu Tự, do Hòa thượng Thích Minh Trực tổ chức, tại đường Cao Thắng, Quận 3 Sài Gòn.
malcolm-browne_02.jpg

malcolm-browne_03.jpg
Sau khi xong khóa lễ, chư tăng ni xuống đường trực chỉ đi về phía ngã tư Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt.  Chiếc xe Austin của cư sĩ Trần Quang Thuận chở HT. Thích Quảng Đức (ngồi sau) và thầy Thích Trí Minh (ngồi trước) [● theo lời thuật của HT. Thích Đức Nghiệp]
malcolm-browne_04.jpg
Chư tăng ni vừa đi vừa niệm Phật, dân chúng và trẻ em hiếu kỳ đứng hai bên đường xem.
malcolm-browne_05.jpg
Đại Đức Thích Chơn Ngữ tưới xăng lên đầu và thân mình HT. Thích Quảng Đức. "Tay trái tôi xách thùng xăng, tay mặt tôi dìu Ngài bước ra xe và mời Ngài ngồi xuống. Ngài ngồi “Kiết Già” tay mặt đặt lên tay trái. Tôi cầm thùng xăng đáng lẽ tưới lên vai Ngài, nhưng vì hốt hoảng lo sợ mật vụ tới nên đã đổ xăng từ đầu Ngài trở xuống. Ngài mở hộp diêm rút 5, 6 que rồi quẹt mạnh. Lửa tức tốc bừng cháy đốt ngay thân xác Ngài như một pho tượng trong khi các tăng ni quỳ xuống vừa khóc vừa niệm: A Di Đà Phật." (● ĐĐ. Thích Chơn Ngữ thuật lại)

malcolm-browne_15.jpg
Hình số 2 (phía bên phải) trong loạt hình 9 tấm bên dưới được phóng lớn chỉ rõ Đại đức Thích Chơn Ngữ đã để thùng xăng xuống cách Ngài khoảng một mét rồi bước vội về phía các Tăng Ni, để Ngài ngồi lại một mình trên vũng xăng lênh láng tự tìm cách bật lửa.
malcolm-browne_06.jpg

Ảnh của Malcolm Browne đoạt giải World Press Photo năm 1963. Bức ảnh gây xúc động đến nỗi Tổng thống Mỹ lúc đó là John F. Kennedy phải thốt lên: "Không một bức ảnh thời sự nào trong lịch sử thế giới lại tạo ra nhiều cảm xúc như thế!" Mới đây, trong danh sách các ảnh thời sự vĩ đại nhất mọi thời đại, do báoNew Statesman (Anh) công bố, bức ảnh này của Malcolm Browne được xếp thứ hai (bức ảnh phóng viên Nick Út chụp cô bé 9 tuổi Kim Phúc bị phỏng do bom napalm xếp đầu danh sách).
malcolm-browne_07.jpg
Lữa tiếp tục cháy. Can xăng bị nóng nên lật nghiêng. Tiếng niệm Phật rất não nùng thê thảm trong lúc ngọn lửa càng bốc cao, phủ kín cả người Ngài, nhưng Ngài vẫn ngồi vững như bàn thạch chấp hai tay trước ngực. (● ĐĐ. Thích Chơn Ngữ kể tiếp)
malcolm-browne_08.jpg

Hòa Thượng tiếp tục ngồi thiền định. Can xăng bị nóng nên lật nghiêng
malcolm-browne_09.jpg
"Sau 7 phút toàn thân Ngài ngã xuống nhưng hai tay vẫn còn chắp trên ngực. Xung quanh các tăng ni vừa bái lạy vừa khóc, vừa niệm Phật, nhưng có một người vẫn đứng thẳng như một trụ đá, không khóc, nét mặt rất đau thương đến độ trông rất lạnh lùng, chấp hai tay nhìn thẳng vào thân xác cháy đen của Ngài Quảng Đức. Đó là Thượng tọa Thích Tâm Châu mà nay là Hòa thượng tu hành tại nước Pháp." [● ĐĐ. Thích Chơn Ngữ thuật lại]. (Hiện nay, Hòa Thượng Thích Tâm Châu là Thượng Thủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam trên Thế Giới và đang trụ trì Tổ Đình Từ Quang, Montreal, Canada – Ghi chú của người viết). Cùng có mặt tại hiện trường với Browne là David Halberstam lúc đó là phóng viên trẻ của báo The New York Times. Halberstam cùng nhận giải thưởng Pulitzer năm 1964 với Browne nhờ bài báo nói về sự kiện này. Halberstam viết: "Tôi không muốn nhìn thấy cảnh đó thêm một lần nữa, một lần đã là quá đủ... Tôi đã quá sốc, không thể đưa ra bất cứ câu hỏi gì, thậm chí không thể nghĩ gì được. Khi ông ấy tự thiêu, ông ấy không hề cử động, không rên la, cái vẻ ngoài điềm tĩnh của ông trái ngược hẳn với đám đông nức nở xung quanh.” Trong ảnh: Hòa thượng đổ xuống đường trong ngọn lửa vẫn bùng cháy.
malcolm-browne_13.jpg
Lời thuật lại của những chứng nhân lịch sử hôm ấy như ● Hoà Thượng Thích Đức Nghiệp, cựu Đại Đức Thích Chơn Ngữ và ● cựu nhiếp anh gia Nguyễn Văn Thông đều thấy và kể lại rằng “Ngài mở hộp diêm rút 5, 6 que rồi quẹt mạnh”. Sự kiện này được chứng minh bởi chín tấm hình đen trắng bấm liên tục của thông tín viên Malcolm Browne chụp từ cùng một góc độ nhìn, lấy chiếc xe Austin làm nền hình, ghi lại khá chi tiết và trung thực diễn tiến động thái tự thiêu của HT. Thích Quảng Đức, đặc biệt trong một tấm hình (ảnh số 2), Đại Đức Chơn Ngữ đã bước đi ra xa về phía các chư Tăng Ni, để lại HT Quảng Đức một mình tìm cách tự quẹt diêm giữa vũng xăng lênh láng. 
malcolm-browne_14.jpg
Malcolm Browne (1931-2012), phóng viên duy nhất của AP (Associates Press) có mặt tại ngã tư Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt. Tấm hình mà Malcolm Browne chụp đã xuất hiện trên trang nhất toàn thế giới khiến Tòa Bạch Ốc rùng mình và TổngThống Kennedy đã phải ra lệnh tái lượng giá chính sách đối với Việt Nam và chỉ thị Đại Sứ Henry Cabot Lodge qua nhận nhiệm sở ở Sài Gòn. Ông Malcolm Browne mất vào Thứ Hai 27/8/2012 tại bệnh viện New Hampshire, thọ 81 tuổi.

donderdag 21 februari 2013

Viết cho Diễn đàn:

Viết cho Diễn đàn: Dưới đây là một thông tin ngoại lệ, không thật nhưng có thật, tuy rằng không nằm trong văn hóa Phật giáo, nhưng là một thông tin hữu ích để phản ảnh những điều chướng tai gai mắt, Y như mua thần bán thánh của các phóng viên nhà báo đã đưa vào các báo chí Phật Giáo ngày nay. Như
“Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì nghe người ta nói; chớ có tin vì được Kinh tạng truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc Đạo Sư của mình. Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau: “Các pháp này là bất thiện; các pháp này là có tội; các pháp này bị người có trí chỉ trích; các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận, sẽ đưa đến bất hạnh khổ đau”, thời này Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng… Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết như sau: “Các pháp này là thiện; các pháp này là không có tội; các pháp này không bị người có trí chỉ trích; các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận, sẽ đưa đến hạnh phúc an lạc”, thời này các Kàlàmà, hãy đạt đến và an trú” (Kinh Các người ở Kesaputta, Tăng Chi Bộ.)
không thật nhưng có thật?
"Xí chỗ" nhà tang lễ, bỗng dưng... sống lại


Sau ca mổ u não, chị Vũ Thị Hải, bà chủ nhỏ của một quầy tạp hoá - in ấn trong con ngõ 107 phố Lĩnh Nam (phường Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội) hôn mê suốt 20 ngày. Bệnh viện khuyên chuyển xuống “phòng đại thể” (cạnh nhà xác), gia đình đã đi đặt chỗ trong nhà tang lễ, thì bỗng dưng… chị tỉnh lại.


Đầu năm 2008, những cơn đau đầu thi thoảng hành hạ chị. Tháng 10 năm đó, thấy chị ngoài chứng hay quên còn kèm những trận động kinh thường xuyên hơn, gia đình quyết định đưa chị đi chụp cộng hưởng từ và kết quả là chị bị u não. Ngày cuối cùng của tháng 10/2008, khi Hà Nội chuẩn bị bước vào giữa đỉnh của trận lụt lịch sử thì chị lên bàn mổ.



Chị Vũ Thị Hải bừng tỉnh sau 20 ngày gia đình đã "canh" chỗ trong nhà tang lễ

Theo người nhà chị Hải kể lại, ca mổ phức tạp hơn dự đoán vì khi mổ ra thì phát hiện khối u nằm ngay giữa rãnh não, các bác sĩ phải dừng lại để hội chẩn bởi nếu khoét sâu thêm một tí thì chị sẽ chết ngay trên bàn mổ. Sau ca mổ, chị hôn mê suốt 20 ngày, thậm chí gia đình còn chuẩn bị xong mọi thủ tục cho … về thế giới bên kia.


“Rất nhiều người nhập, rồi lại ra viện, nhưng mẹ thì vẫn nằm yên. Hết bác sĩ ta rồi đến bác sĩ tây vào vạch mắt mẹ để xem giãn đồng tử chưa. Thậm chí, những ngày kế tiếp, vì bệnh viện quá đông nên có người bảo chuyển mẹ xuống “phòng đại thể” (phòng của những người gần đất xa trời, nằm cạnh nhà xác), và gia đình cũng nên tìm nơi an táng”, con trai lớn của chị Hải kể.


Nghe cán bộ bệnh viện nói vậy, nhà chồng chị đã tính cả chuyện đưa chị về chôn cất ở Hưng Yên, quê chồng. Cỗ đám ma cũng đã đặt 45 mâm. Cậu em trai bên chồng thì đặt cọc 10 triệu đồng ở nhà tang lễ Phùng Hưng cho chị nằm lạnh hai ngày, chờ Hà Nội ngớt mưa thì chuyển thi thể về quê. Hai nhà nội ngoại đã thống nhất, vì gia đình chị khó khăn nên thằng lớn ở lại với bố, còn thằng nhỏ sang nhà ngoại để người chị cả nuôi.


Thế nhưng, khi đúng 20 ngày sau, vợ anh bỗng tỉnh dậy và ăn uống như một “con ma đói”.


Tỉnh dậy một cách thần kỳ sau cơn hôn mê, hơn một tuần sau chị được chuyển sang bệnh viện K trung ương để xạ trị, rồi thêm một tháng điều trị hồi sức ở bệnh viện bộ Nông nghiệp, bây giờ nhìn chị, dù vẫn gầy gò nhưng khuôn mặt lúc nào cũng tươi cười và ánh lên trong đôi mắt một niềm ham sống mãnh liệt.

TIN BÀI LIÊN QUAN


  • Bị bệnh viện chẩn đoán chết, bỗng nhiên sống lại


  • Hoảng hồn thấy mẹ sống lại trong nhà xác


  • Thiếu nữ trẻ chết đi sống lại 31 lần


  • Những vụ chết đi sống lại vì bị rắn độc cắn


  • Tại sao người chết... sống lại?


  • Bến Tre: Cô gái đã chết 3 ngày bỗng dưng sống lại


  • Tắt thở rồi sống lại, cụ bà "biến" thành… người khác


  • Người đàn ông sống lại, phán chính xác ngày chết sau đó



  • "Tử thi" sống lại, cả bệnh viện xin lỗi

  • (Xem tiếp... http://kienthuc.net.vn/khoe-tin-tuc/...et-Nam-896437/)
    *** http://www.giacngo.vn ***
    BTS THPG TP họp triển khai công tác tổ chức Pháp hội Dược Sư
    Nghệ sĩ Phật tử & dự án mùa xuân
    Chen nhau cọ tiền lẻ vào chùa Đồng
    Đầu xuân ngắm 33 Ứng hóa thân Bồ-tát Quán Thế Âm
    Chùa Long Vân, tịnh xá Ngọc Sơn khai kinh cầu an
    Đồng Tâm, Hoa Từ Bi, chùa Quang Châu làm từ thiện
    Khai hội xuân Yên Tử, đón nhận Bằng di tích quốc gia đặc biệt
    Ra mắt sách “Chất lượng cuộc sống”
    Nhạc Trịnh và Phật giáo

    *** http://www.phattuvietnam.net ***
    1. Xây dựng niềm tin
    2. Tâm điều, an lạc đến
    3. “Vắng như chùa Bà Đanh”
    4. Đầu xuân xách gạch lên chùa cầu duyên
    5. Loạn giá dâng sao giải hạn
    6. Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ thực tập thiền
    7. TP.HCM: Chùa Long Vân khai đàn Dược Sư Thất Châu
    8. Hương Sơn - Đạo tràng Quán Thế Âm Bồ Tát
    9. Cùng nhau phóng sinh nhân rằm tháng giêng
    10. Nhớ mãi Thầy - TT. Thích Viên Thành
    http://diendan.tuvien.com/index.php


    Ngày 11-01-2013 forum: Phật học phổ thông.i bài 6-10
    Ngày 11-01-2013 re: Phẩm song yếu tự truyện
    Ngày 11-01-2013 re: Học: Kinh phạm võng
    ===



    Tâm lang-thang đi xa,

    Nó chạy rong một mình;
    Nó chẳng hình, chẳng sắc,
    Ẩn trong hang động sâu.
    Ai điều-phục tâm nầy,
    Thoát vòng vây bọn ma.
    (Kệ số 037.)

    dinsdag 19 februari 2013

    Phản cảm: Váy ngắn đến chùa

    GNO - Tại nhiều ngôi chùa mặc dù có biển yêu cầu khách không được mặc váy ngắn, quần cộc khi vào chùa, thế nhưng chúng tôi chứng kiến rất phổ biến hiện tượng phụ nữ mặc váy ngắn đi chùa lễ Phật đầu xuân.

    Mặc dù Tết nguyên đán Quý Tỵ đã đi qua, những ngày làm việc đã bắt đầu nơi công sở, nhưng chúng tôi theo dòng người đi lễ các đền chùa ở Hà Nội, thấy chùa, đền, phủ nào cũng vẫn đông nghịt khách đến lễ Phật cầu may mắn. Đi lễ chùa là một nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của người dân Việt. Vào mồng một, ngày rằm hàng tháng, đặc biệt vào những dịp lễ, Tết có rất nhiều người đi chùa lễ Phật. Vào chùa đầu xuân...

    ... Lễ chùa đầu xuân Quý Tỵ, chúng tôi còn chứng kiến vô vàn hình ảnh phản cảm khác. Ở nhiều chùa không khí ngột ngạt bởi khói hương mù mịt, tro vàng mã bay lả tả khắp sân chùa. Những đỉnh hương lớn đặt ngoài sân chùa phía trước chánh điện khói um bởi hàng hàng trăm que, hàng ngàn que hương đang cháy, hòa quyện cùng khói từ những thẻ nhang trên tay những người lễ Phật. Hiện tượng đốt vàng mã tràn lan, nhiều người không đốt vàng mã ở những lò hóa vàng mà nhà chùa đã xây, mà đốt ngay trên sân chùa, gây ô nhiễm nhếch nhác. Nhiều người sau khi đốt hương, đặt rễ đã vứt bừa bãi vỏ bao hương, túi nilon đựng đồ lễ xuống ngay sân chùa. Ở nhiều ngôi chùa do khách đi lễ quá đông lại mất cảnh giác đã khiến những kẻ đạo chích, trộm cắp có cơ hội hoành hành. Ở nhiều di tích, nhà chùa phải dán những bản khuyến cáo, in hình những kẻ trộm cắp để nhắc nhở người đi lễ phải cảnh giác.

    Thông báo ở chùa Một Cột ngay giữa lòng Thủ đô có nội dung gây nhiều dị nghị trong dư luận
    Bài và ảnh: Chu Minh Khôi*****
    ****
    ***
    Du khách nháo nhác đi khai hội chùa Bái Đính
    GNO - Ngày 15-2-2013, tức mồng 6 tháng Giêng năm Quý Tỵ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp đánh trống khai hội Chùa Bái Đính – một trong những lễ hội lớn nhất nước, kéo dài suốt 3 tháng mùa xuân.

    Nhiều quan chức nhà nước cùng các Chư tôn đức của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Ninh Bình đã tham dự nghi lễ dâng hương và thả chim phóng sinh cầu nguyện cho quốc thái dân an, cuộc sống an lành, hạnh phúc. Trong tiết trời mưa xuân lất phất, hàng vạn du khách thập phương đã đổ về Khu du lịch tâm linh Bái Đính để du ngoạn cảnh xuân, chiêm bái những công trình kiến trúc khổng lồ, những pho tượng Phật kỷ lục của ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á.


    Chư vị giáo phẩm và lãnh đạo chính phủ, tỉnh dâng hương khai hội

    Nét mới trong lễ hội chùa Bái Đính năm nay - đã được Ban Tổ chức quảng bá rầm rộ trước khi mùa hội diễn ra, ấy là Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường đã trang bị 200 chiếc xe điện phục vụ việc đưa, đón khách từ bến xe đến các điểm tham quan trong chùa. Vì vậy đến chùa Bái Đính lần này, tôi cũng muốn biết xe điện hoạt động như thế nào...

    ...Hơn 500 du khách vô cùng bức xúc đã quay lại phản ứng với hai người soát vé, đòi trả lại vé để họ được lên xe điện. Thế nhưng hai người soát vé ở cửa vào của bến lại không một lời xin lỗi hay giải thích, cũng không nói gì về hướng giải quyết mà tự động bỏ đi. Khiến hàng trăm người càng phẫn nộ. Những tiếng hét, tiếng quát, tiếng la ó giữa đám đông nhốn nháo: Trả lại vé đây! Ban tổ chức lừa du khách! Nhiều người đòi phá hòm để lấy vé. Khoảng 20 phút sau thì 2 người soát vé trở lại cùng với một người phụ nữ - vốn là người làm nhiệm vụ sắp xếp cho khách tại cửa lên xe điện và đã cho bỏ rào chắn. Nhưng họ cũng không giải thích gì, khiến đám đông càng nhốn nháo. Tôi liền giơ máy ảnh lên chụp người đàn bà và hai người soát vé, thì bị bà ta đòi giật máy ảnh và quát: Ai cho chụp ảnh? Cấm chụp ảnh! Tôi bèn giải thích là nhà báo, cần phải tác nghiệp để bảo vệ quyền lợi cho mình cũng như mọi du khách ở đây. Tôi giơ thẻ nhà báo ra. Thế nhưng người đàn bà này xông vào giật thẻ nhà báo của tôi và vò xé. Rất may, hàng chục người đã lao vào giằng lấy tấm thẻ từ tay người phụ nữ rồi đưa trả lại cho tôi. Một du khách tuyên bố: Nếu bà ngăn cản nhà báo tác nghiệp thì chúng tôi sẽ dùng vũ lực và có thể “án mạng” xảy ra đấy. Nhờ sự bảo vệ của đông đảo du khách, người đàn bà không còn dám ngăn cản nữa mà để tôi tự do chụp ảnh. Tuy nhiên, khi tôi chĩa máy ảnh vào người đàn bà thì bà ta lại lấy mũ che mặt.
    Tin, phóng sự ảnh của Chu Minh Khôi
    *** http://www.giacngo.vn *** Nhạc Trịnh và Phật giáo
    Phản cảm: Váy ngắn đến chùa
    Thiền viện Vạn Hạnh cúng dường đầu năm
    Lễ an vị “Kỳ lam Ngọc Phật” tại chùa Hội An
    Chùa An Khánh hoa đăng, khai đàn Dược Sư
    Pháp hội Dược Sư tiêu tai diên thọ kỳ quốc thới dân an
    Tăng Ni du học sinh ở Ấn Độ mừng Tết Quý Tỵ
    Du khách nháo nhác đi khai hội chùa Bái Đính
    Tặng quà đầu năm

    *** http://www.phattuvietnam.net ***
    1. BRVT: Hơn 20.000 Phật tử đến Viện Chuyên Tu lễ Phật đầu năm
    2. TP.HCM: Chùa Phước Trí hành hương thập tự đầu xuân
    3. TĐ Phật Bửu kỷ niệm 65 năm ngày khai sáng Thiền Tịnh Đạo Tràng
    4. PG TP.HCM sẽ tổ chức Đại lễ Pháp hội Dược Sư
    5. Thánh Tượng Sivali sẽ an vi tại chùa Thiên Hòa - Bình Dương
    6. TP.HCM: Lễ Khai đàn tràng Dược Sư tại Chùa Trung Nghĩa
    7. Yên Tử ngày khai hội
    8. Chính thức trao bằng di tích quốc gia đặc biệt, khai hội xuân Yên Tử
    9. Hà Nội: Chùa Lý Quốc Sư khai kinh Vạn Phật đầu năm
    10. Dân biểu Mỹ tọa thiền
    http://diendan.tuvien.com/index.php
    Ngày 11-01-2013 forum: Phật học phổ thông.i bài 6-10
    Ngày 11-01-2013
    re: Phẩm song yếu tự truyện
    Ngày 11-01-2013 re: Học: Kinh phạm võng
    ===
    Tâm rất khó cho ta nắm giữ,

    Nhẹ-nhàng, nhanh-nhẹn, nó bay cao;
    Rồi đáp xuống chỗ nào nó thích.
    Hàng-phục được tâm là tuyệt-đích,
    Chế-ngự tâm thuần, hạnh-phước cao!
    (Kệ số 035.)

    Dịch giả Thiện Nhựt theo trong kinh Pháp Cú.

    Ngày: 19-02-2013
    ý nghĩa của công đức và phúc đức


    Phật nói

    Phật nói
    GN Xuân - Tôi tin sau biến cố gia đình chúng tôi sẽ hiểu và thương yêu nhau hơn. Bây giờ tôi phải tìm phương tiện về Hà Nội gấp, chồng và các con đang chờ tôi về nhà sum họp cuối năm. Ngạc nhiên quá, tôi buột miệng, hỏi: sao chị biết? Nhìn tôi với ánh mắt thể hiện thân đã an, tâm đã tỉnh, chị nói, giọng chị tự tin: Phật nói!
    Chị trạc tuổi trên 40. Tóc chị dài được búi bởi cái kẹp khá đắt tiền. Quần áo chị mặc thuộc loại sang nhưng dơ và nhàu nát. Tai, cổ, ngón tay, cổ tay, đều đeo vàng. Chân chị mang đôi giày cao gót màu kem, có móc gài bằng kim loại. Túi xách chị đeo là hàng hiệu dành cho giới trung lưu. Gương mặt của chị sẽ khiến người đối diện ưa nhìn nếu quầng mắt không thâm và ánh mắt không ngây dại.


    Ảnh minh họa của Bảo Toàn
    Chị xộc thẳng vào bếp chùa, quát: đem cái quả ra cho tôi. Tôi vội tìm cái mâm đem ra cho chị. Chị to tiếng: nhỏ quá! Tôi chạy tìm cái lớn hơn. Chị cao giọng: lớn quá! Cuối cùng chị chọn cái khay mà chùa hay bưng nước cho thầy trụ trì. Chị ngồi xổm xuống đất, cẩn thận lấy bông trái từ túi nhựa nhăn nhàu, đặt vào khay một cách trang trọng.
    Nhìn mâm bông trái chị chuẩn bị cúng Phật, tự nhiên tôi khởi lòng thương chị: một trái thanh long, một trái dứa, vài trái quýt vàng và một cành bông cúc. Trái chị bày không còn tươi tốt. Bông chị cúng Phật hoa cũng khô mà rễ cũng khô. Thế nhưng, chị tỏ vẻ vừa lòng với lễ vật của mình. Bất ngờ chị ngước nhìn tôi rồi ra lệnh: bưng khay hoa quả cho tôi! Đúng lúc này tôi phát hiện ánh mắt chị thất thần. Chị trước, tôi sau, cùng bước lên chánh điện.

    Tới cửa chánh điện thấy chị không dừng lại, tôi nhắc khẽ: chị vui lòng bỏ giày bên ngoài. Nghe vậy, chị nhờ tôi tháo giày giúp. Tôi ngồi xuống loay hoay mãi với cái khóa kim loại của đôi giày. Không đủ kiên nhẫn vì sự chậm chạp của tôi, chị đẩy tôi ra, rồi mang giày cao gót bước thẳng lên những tấm thảm trải trên chánh điện. Tôi lẳng lặng đi theo để giúp chị, nếu chị cần.

    Lụp chụp trong việc đốt nhang, chị đã làm bể bóng đèn trên bàn Phật. Ra vẻ người sòng phẳng, chị thọc tay vào túi xách rút tờ năm mươi ngàn để dưới chân cây đèn. Sẵn cái dùi bên cạnh, tiện tay chị cầm gõ mạnh vào chuông. Những tiếng chuông chị gõ vang lên không đều, lúc lớn, lúc nhỏ, lúc nhanh lúc chậm; thể hiện sự hoảng loạn của thân và tâm. Gõ xong, chị lại rút tờ năm mươi ngàn bỏ vào chuông.

    Cái mâm bông trái của chị, sau khi thành kính thắp nhang cúng Phật, chị gọi tôi bưng theo chị xuống nhà thờ Tổ phía sau chánh điện. Tại đây, chị lại gõ chuông, lại nghiêm trang thắp nhang, lại rút năm mươi ngàn bỏ vào chuông. Chưa xong, cũng mâm bông trái đó, chị lại kêu tôi chuyển đến nhà thờ sư phụ của thầy trụ trì. Chị lại cũng thắp nhang, nhưng vì tại đây chùa không đặt chuông cho nên chị đành bỏ quy trình gõ chuông và bỏ tiền vào chuông.

    Tôi nghĩ, chùa có bao nhiêu bàn thờ chị đã lạy hết rồi, bây giờ đã đến lúc tôi tiễn chị về. Nhưng không, chị lớn giọng giải thích: tôi chỉ mới thắp nhang, chưa khấn vái; đi chùa là phải đủ lễ chứ? Rồi, một lần nữa tiếng guốc cao gót của chị vang trong chánh điện. Thấy chị đứng nghiêm chắp tay, đôi mắt dại chiếu thẳng vào mắt Phật; tôi lẳng lặng đến đứng bên cạnh, chắp tay.

    Tự nhiên chị bật khóc, mới đầu còn nhỏ, sau vỡ òa nức nở. Những giọt nước mắt như bị kiềm nén lâu ngày bây giờ mới được dịp tuôn tràn; chị khóc như trẻ con lạc má giữa chợ vậy. Lẫn trong tiếng khóc, là lời nói nghẹn ngào, rằng: Phật ơi, chồng con yêu việc hơn yêu con. Hai đứa con của con yêu bản thân mình hơn yêu mẹ. Đã nhiều ngày con ăn cơm một mình. Đã nhiều đêm con âm thầm chiếc bóng. Con cô đơn bên cạnh người thân. Con cô độc trong ngôi nhà tiện nghi của mình. Con đã sa ngã Phật ơi…

    Bây giờ chị không còn đứng nổi mà quỳ, mặt chị áp sát đất, hai tay luồn vào mái tóc rối bời, chị lại nói trong tiếng nấc: Phật ơi, con thất tiết nhưng con vẫn yêu chồng. Con sa ngã nhưng vẫn tròn bổn phận làm mẹ. Con hối lỗi, con đã xin chồng tha thứ, con đã xin các con tha thứ; nhưng cả nhà im lặng. Bây giờ con không nhà, không chồng, không con, con chỉ còn có Phật. Con đã biết lỗi của mình, xin Phật tha thứ cho con. Phật ơi, con khổ lắm, con không sống nổi, con chết mất. Rồi, chắc đã kiệt sức, đầu chị gục xuống thảm, hai tay chị buông thõng trải dài về phía Phật, hai mắt chị nhắm lại…; thật lâu.

    Bỗng nhiên chị ngồi dậy, hai tay lần tìm móc gài kim loại để tháo đôi giày ra khỏi chân, rồi cũng đôi bàn tay ấy chị thoăn thoắt bới gọn mái tóc dài và giữ chặt nó bằng cái kẹp đắt tiền của mình. Tiếp theo chị đứng lên, tay cầm túi xách, chân bước rón rén ra cửa bằng nửa bàn chân trước. Lo sợ chị tìm ra cầu Tràng Tiền, nơi có dòng sông Hương hiền hòa vào mùa khô, dữ dội vào mùa bão. Hoặc tìm đến sông An Cựu, hai bờ hẹp, nhưng nước rất sâu, cách chùa mươi bước chân.

    Đắn đo mãi, cuối cùng tôi lên tiếng hỏi khẽ: Thưa chị, bây giờ chị đi đâu? Chị trả lời, giọng không còn cáu gắt: về Hà Nội, chồng con của tôi đã tha thứ cho tôi, tôi cũng đã tha thứ cho chồng con. Tôi tin sau biến cố gia đình chúng tôi sẽ hiểu và thương yêu nhau hơn. Bây giờ tôi phải tìm phương tiện về Hà Nội gấp, chồng và các con đang chờ tôi về nhà sum họp cuối năm. Ngạc nhiên quá, tôi buột miệng, hỏi: sao chị biết? Nhìn tôi với ánh mắt thể hiện thân đã an, tâm đã tỉnh, chị nói, giọng chị tự tin: Phật nói!
    Ai nói thì tôi còn lo cho chị, nhưng từ “Phật nói” thoát ra từ đôi môi của chị thì tôi tin, sự an lành và hạnh phúc đã quay về với chị.
    Tạ Thị Ngọc Thảo
    *** http://www.giacngo.vn ***
    Phương pháp Thiền Nguyện & chuyển năng lượng từ bi đến tha nhân
    TT-Huế: Lễ cầu quốc thái dân an
    Ngôi chùa gắn bó với người Việt tại Nhật Bản
    Khóa lễ đầu xuân cho thanh thiếu nhi Phật tử
    Phật nói
    Của để dành
    Về Bình Dương đảnh lễ Phật nằm
    Đường vào chùa nhỏ, ách tắc ngày đầu năm
    Trì bình khất thực đầu xuân

    *** http://www.phattuvietnam.net ***
    1. Đồng Tháp: Lễ hoa đăng khai kinh Dược Sư chùa An Khánh
    2. Quảng Nam: Chùa Dương Đàn khai đàn Dược Sư
    3. Xuân hành hương
    4. Nisshinkustu - Ngôi chùa gắn bó với người Việt tại Nhật Bản
    5. 'Thánh sư trị rắn' trên núi Nam Quy
    6. Quảng Nam: GĐPT Duy Xuyên họp mặt đầu năm
    7. Ngàn người chen chân dâng lễ chùa Đồng, Yên Tử
    8. Khánh Hòa: Khánh tuế HT. Thích Trí Tâm
    9. TT.Huế: Tết yêu thương Quý Tỵ 2013 GĐPT Đốc Sơ
    10. Tìm về “Bến Giác” từ thanh âm, vũ đạo
    http://diendan.tuvien.com/index.php

    Ngày 11-01-2013 forum: Phật học phổ thông.i bài 6-10
    Ngày 11-01-2013 re: Phẩm song yếu tự truyện
    Ngày 11-01-2013 re: Học: Kinh phạm võng
    ===

    Như con cá bắt lià khỏi nước,
    Thoi-thóp nằm sóng-sượt bên đàng,
    Tâm kia rung-động bàng-hoàng,
    Khi lià cảnh-giới giác-quan bên ngoài;
    Cám-dỗ ác-ma thoát được ngay!
    (Kệ số 034.)

    Dịch giả Thiện Nhựt theo trong kinh Pháp Cú.

    Ngày: 15-02-2013
    ý nghĩa của công đức và phúc đức

    Viết cho Diễn đàn:

    Đọc qua bài văn "Phật nói'' của tác giả Tạ Thị Ngọc Thảo thật là cảm động về hai chữ ''Phật nói'' mà chúng ta đây ai ai cũng phải có một lần sai lầm...!

    Tác giả khởi đầu bằng một sự vô tình, ngạc nhiên về nhân cách của nhân vật chánh trong tác phẩm...

    Tác giả vẫn chúng ta đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, cuối cùng để rồi kết thúc bằng hai chữ "Phật nói''. Vậy với ý nghĩa gì! Nhân vật chánh trong tác phẩm nói như vậy...

    Cảm nhận chúng ta thấy, đó là sự sám hối để rồi tự mình tha thứ mình, trở về cái chân thật của lòng.v.v.

    Nếu chúng ta biết sám hối là chúng ta đã biết được việc làm mình sai, biết việc làm mình sai thì sẽ thề với lương tâm, thề với Đức Bổn Sư sẽ không tái diễn nửa. Nếu không tái diễn nửa thì mới thật sự là ''Phật nói''....!?

    Người Phật tử học Phật mà không làm theo lời Phật dạy, không giữ gìn giới luật, không hàng ngày biết sám hối thì chúng ta chưa xứng đáng là người học Phật, chỉ là một học giả như bao người khác.

    Lời thật là vậy, các bạn đừng tin lời của CP nói nhiều chỉ là thức thời thấy sao nói vậy, thôi chúng ta trở về với Kinh điển cho chắc ăn. Thân

    Nguồn link: Lục Thời sám hối. Tua Khoa Nghi Sau Thoi Sam Hoi

    vrijdag 15 februari 2013

    Lời chúc gửi gắm điều gì?

    GNO - Tết, ai cũng chúc và nhận được những lời chúc tốt đẹp mà mình dành tặng cho những người thân, thương, bạn bè và ngược lại. Thoạt nhìn và nghe có vẻ như một "thủ tục" ngày xuân nhưng kỳ thực việc chúc Tết mang ý nghĩa gửi gắm, mong ước và hi vọng rất nhiều vào người nhận cũng như là niềm hoan hỷ của người được nhận.


    Lời chúc gửi gắm niềm mong sống tốt - Ảnh minh họa

    Mong ước những điều tốt đẹp đến với người khác là ý niệm thể hiện lòng từ bi rõ nét của con người. Do vậy, khi ta có thể chúc được cho nhiều người có niềm an vui, hạnh phúc, không phân biệt thân sơ chính là ta đã mở lòng ra rất rộng. Tất nhiên, lời chúc ấy là thực tâm, nó xuất phát từ sự mong ước thiện lành cũng như việc mình nghĩ đến số đông. Lời chúc ấy hàm chứa cả sự cầu nguyện mà mình truyền thông tới không chỉ người nhận lời chúc mà còn với những bậc Thánh có lòng từ bi lớn, thường trao tặng niềm an vui cho chúng sinh.

    Lời chúc còn là gửi gắm, qua cái nhìn của đạo Phật về nhân quả chính là mong bạn hãy sống tốt, hãy gieo nhân lành.

    Vì sao lại gửi gắm qua lời chúc điều đó? Vì người con Phật hiểu rõ nhân quả, không có một đấng tối thượng nào ban phát điều may mắn cho bất kỳ ai cả mà do con người, chúng sinh tự tạo ra an vui hay bất hạnh cho mình.

    Trên phương diện quán chiếu như thế sẽ thấy lời chúc hanh thông, cát tường... sẽ được hiểu là mong bạn hãy để tâm mình thong dong, thư thái, đừng có buộc ràng, đừng có ghim gút chuyện này chuyện kia làm chi. Nếu buộc ràng, ghim gút, cột chặt... mọi thứ lại thì làm sao tâm mình hanh thông, cát tường được? Mà, một khi tâm đã "ngăn dòng", đã "bó" vào một tảng đá buồn giận, oán cừu, trách móc, buộc tội... thì sẽ thấy cuộc đời mình không lối thoát, từ tình cảm tới công việc, đến mọi mối quan hệ, liên hệ xung quanh trở nên chật chội, nặng nề...

    Đức Phật dạy rằng: "Nhất thiết duy tâm tạo". Vì vậy, nếu ta muốn mọi việc tốt đẹp thì ta hãy gieo nhân và tạo duyên tốt đẹp cho người, cho mình. Đừng để mình trở thành người tham lam và vô lý khi cứ mãi mong được an vui mà lại tạo ra khổ đau, lấy đi an vui của người khác, chúng sinh khác bằng sự si mê, sân giận ngập trời của mình. Đừng để những lời chúc mình nhận được là món quà xa xỉ mà mình không dùng tới, cũng đừng để những lời chúc của mình chỉ là những lời sáo rỗng, học thuộc lòng... vì mình không thật thà, vì mình còn ganh, ghen, ghét quá nhiều.

    Tới đây, ta thấy tính tương tức của ý nghiệp, rằng, khi ý khởi điều không tốt thì dù ai có chúc lành bao nhiêu ta cũng chẳng thể LÀNH được. Chữ lành theo hai nghĩa, là ta sẽ thiện lành trong mạch sống với cuộc đời và những việc lành sẽ đến với mình!
    Chúc Thiệu
    *** http://www.giacngo.vn ***
    HT.Yoshimizu Daichi cúng 1 tỷ VNĐ xây dựng HVPGVN tại TPHCM
    Chùa Khánh Long tổ chức "Một ngày an lạc"
    Hoa đăng, ca nhạc mừng xuân Quý Tỵ
    Chùa Bảo Ngạn: Lễ chúc thọ các cụ
    Khai hội Khán hoa mẫu đơn tại chùa Phật Tích
    Đến Thủ Lễ xem hội vật nhau
    Văn phòng THPG TP.HCM gặp mặt đầu năm
    Gặp mặt thân mật đầu Xuân
    Hồn xuân trong cánh mai vàng

    *** http://www.phattuvietnam.net ***
    1. Giao lưu văn hóa nghệ thuật truyền thống đầu xuân tại Phật Tích
    2. Phú Thọ: Chùa Bảo Ngạn mừng thọ Phật tử
    3. Tp.HCM: TV Pháp Hạnh (Củ Chi) hành hương 10 chùa đầu năm
    4. Cuộc gặp định mệnh của tử tù với vị Đại đức từ tâm
    5. Lạng Sơn: Khóa lễ đầu năm cho thanh thiếu niên tại chùa Thành
    6. Audio: Ca khúc Kỳ phùng
    7. TP. Vũng Tàu: Khai Mở Lễ Cầu Quốc Thái Dân An
    8. Lâm Đồng : 200 phần quà cho bà con nghèo chùa Hội Phước
    9. TT. Huế: Tưởng niệm 34 năm Cố Đệ nhị Tăng thống Thích Giác Nhiên viên tịch
    10. Thanh Hóa: Chư Tăng Ni - Phật tử huyện Triệu Sơn hành hương các chùa trong tỉnh
    http://diendan.tuvien.com/index.php

    Ngày 11-01-2013 forum: Phật học phổ thông.i bài 6-10
    Ngày 11-01-2013 re: Phẩm song yếu tự truyện
    Ngày 11-01-2013 re: Học: Kinh phạm võng
    ===
    Tỳ-kheo nào sợ nguy phóng-dật

    Lại an-vui, tỉnh-giác trong lòng,
    Chẳng hề thối-đoạ long-đong,
    Niết-bàn ngưỡng cửa đã trông gần kề.
    (Kệ số 032.


    Dịch giả Thiện Nhựt theo trong kinh Pháp Cú.

    Ngày: 15-02-2013
    ý nghĩa của công đức và phúc đức
    Kính mời Thiện hữu Tri Thức,
    Bài viết sơ khai, mời mời sửa lại. Nội dung hiện tại, Đạo hữu tiếp tay.
    Thân kính.
    Hỏi sao có lợi đôi bên,
    Đáp sao cho thuận cho bền với nhau.
    Đó là...!? (b B t T b B)
    (b B t T b B t B)